Kiến thức cơ bản về camera

Thứ hai - 26/02/2024 04:30
Có thể hiểu đơn giản, camera giám sát là thiết bị công nghệ có chức năng ghi hình, theo dõi mọi diễn biến tại khu vực đó. Nó tiếp nhận hình ảnh một cách chính xác tuyệt đối, sau đó truyền về thiết bị phát. Nhiều nơi không gọi là camera mà gọi tắt là CCTV (Closed Circuit Televison) hay Camera Quan Sát.
Kiến thức cơ bản về camera

I. PHÂN LOẠI CAMERA

1. Phân loại theo công nghệ

Camera Analog:

  • Ghi hình băng từ xử lý tín hiệu analog, xử lý tín hiệu màu vector màu, loại Camera này hiện nay ít dùng

Camera Analog HD: CVI, TVI, SDI

Camera IP: Camera IP sử dụng dây mạng để truyền tín hiệu, sử dụng giao thức mạng IP để truyền các gói tin video, hình ảnh. Với Camera IP người dùng có thể điều khiển và giám sát ở bất cứ đâu thông qua mạng internet.

2. Phân loại theo kĩ thuật đường truyền

Camera có dây:

Camera có dây sử dụng đường truyền vật lý (cáp đồng trục, cáp mạng) truyền tải tín hiệu: âm thanh, hình ảnh đến đầu ghi hình, đến điểm cuối cần quan sát, đảm bảo tín hiệu an toàn và tính bảo mật tốt.

Camera không dây:

  • Camera này sử dụng công nghệ camera IP bắt sóng Wi-Fi hay sóng vô tuyến RF để truyền tín hiệu giao động tần số từ 1,2 – 2,4 MHz để truyền tải dữ liệu. Tuy nhiên, vẫn phải cấp nguồn điện tại chỗ để chúng hoạt động.
  • Các loại camera không dây hay camera ip wifi có ưu điểm đó là dễ thi công lắp đặt do không cần đi dây, lắp đặt ở những vị trí không thể đi dây được. Việc sử dụng camera không dây được đánh giá là không ổn định vì phụ thuộc vào sóng Wi-Fi cũng như không an toàn dễ bị bắt sóng hoặc bị ảnh hưởng nhiễu trước các nguồn sóng khác như điện thoại di động.
  • Đối với khoảng cách xa hàng ngàn mét chúng ta cần phải sử dụng những thiết bị đặc biệt hoạt động ở tần số cao để tăng tín hiệu phát sóng hay gọi là Repeater Wi-Fi có giá thành cao.

3. Phân loại theo hình dáng

Hình cầu - Camera Dome

Camera được thiết kế có kiểu dáng bán cầu nhỏ, gọn phù hợp với môi trường trong nhà, văn phòng,...  Thiết kế kiểu dáng rất trang nhã với góc nhìn cố định lắp đặt ốp trần hoặc trên tường nhà.

 

Hình thân trụ - Camera Box

Camera thân có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, được thiết kế có khả năng tương tác với môi trường, do đó camera này thương được lắp đặt ngoài trời, hành lang, kho xưởng,…

Hình chữ nhật - Bullets Camera

Đây là loại Camera truyền thống thường được dùng trong các văn phòng siêu thị. Đây là loại Camera giá thành rẻ tuy nhiên thời điểm này ít dùng. Camera được bảo vệ trong hộp để bảo vệ trước tác động phá hoại hay điều kiện môi trường.

Camera Speed Dome PTZ

Hơn nữa Camera có thể được lập trình để hoạt động, nên nó có thể làm tất cả các công việc cho bạn.

Camera Mini - Ngụy trang

Thiết kế nhỏ gọn có khả năng che dấu được không bị phát hiện mà vẫn hoạt động bình thường.

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CAMERA QUAN SÁT

CCD:

  • Camera CCD sử dụng kĩ thuật CCD để nhận biết hình ảnh. CCD là tập hợp những ô tích điện có thể cảm nhận ánh sáng sau đó chuyển tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu số để đưa vào các bộ xử lý. Nguyên tắc hoạt động của CCD có thể mô tả dưới đây:
  • CCD thu nhận những hình ảnh thông qua các hệ thống thấu kính của Camera. CCD có hàng ngàn những điểm ảnh sẽ chuyển đổi ánh sáng thành những hạt điện tích và được số hoá. Đây là một qúa trình chuyển đổi tương tự số.
  • Các thông số kĩ thuật của Camera CCD là đường chéo màn hình cảm biến (tính bằng inch ). Kích thước màn hình cảm biến càng lớn thì chất lượng càng tốt. (màn hình 1/3 inch Sony CCD sẽ có chất lượng tốt hơn 1/4 inch CCD, vì 1/3 > 1/4). Hiện nay chỉ có 2 hãng sản xuất màn hình cảm biến là Sony và Sharp. Chất lượng của Sharp kém hơn chất lượng của Sony.

CMOS:

 

 

  • CMOS có nghĩa là chất bán dẫn có bổ sung oxit kim loại. Các loại Camera số sử dụng công nghệ CMOS. Các Camera số thương mại sử dụng công nghệ CMOS thì chưa đủ khả năng cung cấp trong thời điểm này khi so sánh chất lượng hình ảnh với Camera CCD. Các Camera thương mại dùng công nghệ CMOS có giá thành khoảng 500 USD đến 50000 USD.
  • Các Camera số sử dụng công nghệ CMOS và CCD có ưu điểm rất rõ rệt so với Camera analog về độ rõ nét và chất lượng hình ảnh.

 

  • Nghĩa kỹ thuật: Pan:quét ngang; Tilt:quét dọc; Z:Zoom (Phóng to)
  • Pan/Tilt/Zoom hay những họ tương tự được biết đến với cái tên thương mại là PTZ Camera.Camera hỗ trợ khả năng quét dọc, quét ngang,phóng to thu nhỏ Camera này còn cho phép bạn kết nối vóí hệ thống sensor và cảnh báo để phát hiện đối tượng di chuyển trong vùng hoạt động của nó.

1. Camera Indoor, Outdoor

  • Indoor: Camera đặt trong nhà.
  • Outdoor: Camera đặt ngoài trời.
  • Lưu ý, khi bạn có nhu cầu lắp đặt camera ở môi trường ngoài trời, thì nên lựa chọn camera Outdoor nó được thiết kế để có khả năng thương thích với môi trường như khói, bụi, độ ẩm,…

2. IR Camera - hồng ngoại camera

  • Camera hồng ngoại quan sát ngày và đêm, với tính năng hồng ngoại camera có thể quan sát ghi hình trong bóng tối, camera loại này trở nên phổ biến nhất hiện nay
  • Trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng hoặc khi đêm tối, đèn hồng ngoại được tự động bật, và camera bắt đầu hoạt động với tính năng hồng ngoại.
  • Camera hồng ngoại cho hình ảnh trong bóng tối sẽ chuyển thành trắng đen.
  • Các thông số quan trọng
    +IR LED: Số lượng đèn LED hồng ngoại.
    +VISIBLE DISTANCE AT : Khoảng cách quan sát và khi hoạt động ở chế độ hồng ngoại, các đèn LED sẽ tự động bật lên, và đòi hỏi công suất khá lớn, đó là lí do tại sao nguồn cấp cho các Camera hồng ngoại thường là lớn hơn nhiều với các camera thông thường.

3. Độ phân giải

Chất lượng hình ảnh của một Camera phụ thuộc vào nhiều thông số.

  • Image Sensor: Cảm biến hình ảnh, 2 hãng sản xuất nổi tiếng cảm biến này là Sony và Sharp, chất lượng khác nhau cho nên giá cả cũng khác nhau. Trên thị trường, có nhiều camera có hình dáng giống hệt nhau, nhưng giá cả khác nhau rất lớn. Đó chính là sự khác biệt về chip cảm biến hình ảnh này.
    Lời khuyên: Nếu bạn muốn chất lượng hình ảnh tốt, thì nên dùng cảm biến hình của hãng Sony. Kích thước màn hình cảm biến càng lớn thì chất lượng càng tốt. (tuy nhiên màn hình 1/3 inch Sony CCD sẽ có chất lượng tốt hơn 1/4 inch CCD).
  • Resolution: Độ phân giải càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng nét.
  • CCD Total Pixels: Số điểm ảnh Thông số này nói lên chất lượng hình ảnh, số điểm ảnh càng lớn thì chất lưọng hình ảnh càng tốt, tuy nhiên, chất lượng hình ảnh càng tốt thì cũng đồng nghĩa với dung lưọng ảnh càng lớn, và sẽ tốn bộ nhớ lưu trữ cũng như ảnh hưỏng đến tốc độ đường truyền. Thông thường là với NTSC: 811 (H) x 508 (V), với PAL: 795 (H)x596 (V).

4. Điều kiện hoạt động

  • Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất.
  • Thường được tính bằng Lux. Thông số này nói lên rằng, Camera chỉ có thể hoạt động ở cường độ ánh sáng lớn hơn cường độ ánh sáng nhỏ nhất. Trong điều kiện quá tối, nếu không phải là Camera có chức năng hồng ngoại thì sẽ không hoạt động được.
  • Ánh nắng mặt trời:4000 lux
  • Mây:1000lux
  • Ánh sáng đèn tuýp 500 lux,
  • Bầu trời có mây: 300lux
  • Ánh sáng đèn tuýp đỏ 500 lux, trắng (300 lux) trắng sáng 1lux
  • Đêm không trăng 0.0001 Lux
  • Xin chú ý đến loại Camera có chức năng Auto Iris (Tự động hiệu chỉnh ánh sáng). Đặc điểm của Camera loại này là chỉ với 1 nguồn sáng nhỏ, nó có thể tự động khuyếch đại nguồn sáng đó lên để có thể quan sát được.
  • Power Supply: Nguồn cung cấp – Hiện nay đa số các Camera đều dùng loại nguồn 12VDC, chỉ một số ít các Camera dùng nguồn khác. Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng đến vấn đề nguồn 12VDC, vì phần lớn các Camera đều đi kèm với bộ chuyển đổi nguồn, do đó bạn có thể sử dụng trực tiếp nguồn 220VAC.
  • Operatinon Temperature: Dải nhiệt độ hoạt động – Phần lớn các Camera đều cho phép hoạt động trong dải nhiệt độ -100C – 500C, nếu Camera của bạn được sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt như trong công nghiệp, khu vực có nhiệt độ cao thì bạn nên sử dụng các loại Camera chuyên dụng trong công nghiệp.
  • Operational Humidity: Độ ẩm cho phép – Thông thường, độ ẩm cho phép là 85% RH (độ ảm tương đối)

5. Góc quan sát

  • Trong tài liệu kỹ thuật thường không ghi góc mở, mà ghi thông số tiêu cự d thay cho góc mở. Có thể sử dụng bảng quy đổi sau:
Tiêu cự  Góc mở
2.8mm 105º
3.6mm 90º
4mm 85º
6mm 70º
8mm 55º
  • Tuỳ vào ứng dụng của bạn mà nên chọn loại Camera có góc quan sát là bao nhiêu độ. Nếu bạn cần quan sát rộng, có thể chọn loại Camera có góc mở lớn (thường là 90º). Còn nếu chỉ muốn quan sát trong một phạm vi rất hẹp thì cũng sẽ có những loại Camera phù hợp dành cho bạn.
  • Còn nếu muốn góc quan sát rất lớn, nên chọn loại Camera đặc biệt có chức năng Pan/ Tilt (quay ngang, quay dọc). Nếu bạn đã có một chiếc Camera nhưng không có chức năng Pan/Tilt, bạn hoàn toàn có thể cải tiến nó bằng cách lắp thêm một đế quay ngang, quay dọc, khi đó, bạn có thể điều khiển Camera của bạn quay theo bất cứ hướng nào bạn muốn.
                                                                                                                                                       Tác giả: Nguyễn Minh Thông 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
test
Tin đọc nhiều

Nhà sản xuất

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây